HRM_PHAN THỊ KIM DUNG_1001 CÂU CHUYỆN
“Cái lập luận này nó cũng đúng. Bởi vì người ta nguyên tắc là có thực mới vực được đạo, cái bao tử nó phải yên tâm thì chúng ta mới bắt đầu làm câu chuyện văn hóa tổ chức”.
Nhưng mà chính cái suy nghĩ đó, nên là chúng ta sẽ quằn quại với câu chuyện đi kiếm cái thực.
Vì sao, nguyên tắc là Công ty chúng ta mới khởi nghiệp, nó chưa có hiệu quả, chúng ta hãy tập trung vào câu chuyện làm sao để Công ty mình có lợi nhuận. Thế thì mọi người cứ nghĩ là: thôi lo tập trung làm lợi nhuận đi chứ nghĩ gì tới văn hóa. Nhưng các bạn nghĩ văn hóa đừng có xa xôi.
Văn hóa chính là một cách thức chúng ta hành xử với nhau giữa các thành viên trong Công ty với nhau. Trong quá trình chúng ta đi kiếm tiền cho Công ty của mình. Nhưng mà trong quá trình các Anh chị làm lợi nhuận đó -> hổng lẽ Nhân viên muốn nói gì nói, rồi mình làm sếp mình lấy lý do là “chưa có lời, nên mình muốn chơi xấu ai mình chơi à?” “Mình thích chửi bới ai mình chửi à?”
Trong quá trình hội họp, mình khiến Công ty mình tiến về đích để có lợi nhuận thì cái cách chúng ta hành xử với nhau -> ĐÓ CHÍNH LÀ VĂN HÓA
VĂN HÓA LÀ GÌ ? Là những tư tưởng, những cái triết lý, những hệ giá trị, những niềm tin mà chúng ta đề ra, để chúng ta thống nhất với nhau rằng, chúng ta làm việc để hoàn thành mục tiêu để Công ty có lợi nhuận.
Bằng những nguyên tắc đó, Chị lấy ví dụ: Chúng ta thống nhất với nhau 1 điều, vô cuộc họp chúng ta được quyền đập bàn, chửi bới, nói thẳng, nhưng làm ơn trước khi ngồi xuống, phải có 1 phương án đối trọng. Có nghĩa là văn hóa được quyền góp ý, được quyền nói thẳng. NHƯNG, luôn luôn phải kèm theo giải pháp.
Hay 1 luật chơi thứ 2 là gì: trong quá trình chúng ta vẫn còn đang phải kiếm tiền, vật lộn để có thể đi về điểm hòa vốn thì chúng ta phải có hành xử với nhau theo một luật chơi nào chứ? Để chúng ta cán về đích, về hòa vốn nó nhanh chứ??????
Ví dụ VĂN HÓA chúng ta có một cái nguyễn tắc tối thượng đó là “TÔI LÀ NGUYÊN NHÂN VÀ TÔI LÀ GIẢI PHÁP”. Có nghĩa đứng trước mọi vấn đề, mình là NGUYÊN NHÂN đầu tiên và mình cũng là muốn thoát nó -> mình phải đề xuất giải pháp. Và trong các cuộc họp, mọi người gặp nhau là gì? Đụng chuyện là nên thấy mình là NGUYÊN NHÂN đầu tiên đã. Thứ 2 là gì? Mình cũng là GIẢI PHÁP, “hãy chủ động đề xuất đi !”.
Nếu cái đó là VĂN HÓA, vậy thì ngày mai nếu bạn gửi mail cho Giám đốc, mà GĐ không trả lời, bạn làm gì?
Theo đúng lý thuyết là gì? Công việc bạn trễ là lỗi của bạn, vì theo VĂN HÓA Công ty tôi là nguyên nhân và tôi là giải pháp. Vậy trong trường hợp bạn gửi mail cho Giám đốc, thì bạn nói như sau: “Theo văn hóa Công ty, dự án này chậm là lỗi của em. Nên chính vì vậy em sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ dự án, nhưng em thấy sếp trả lời chậm, nên em không biết là sếp vó vướng bận gì không? Sếp có khó khăn gì không? Phản hội lại giúp em để em làm được việc”
Và các bạn nhớ nếu như các bạn không làm như thế, dẫn tới việc chậm dự án mà bị trễ, chỉ vì Sếp quên phản hồi bạn. Thì bạn vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm trên dự án của mình.
Như vậy thì VĂN HÓA là gì? -> Nó là những “LUẬT CHƠI”. Những nguyên tắc tối thượng mà mọi người bước vào Công ty này mình chơi theo cái luật chơi ngầm đó. Và đó là những nguyên tắc, những hệ giá trị, triết lý tư tưởng mà số đông mọi người tôn trọng nó và dùng nó để giải quyết vấn đề.
*** Câu trả lời của Chị dành cho các bạn đó là: “Kể cả Công ty mình đang lỗ, kể cả Công ty mình sắp phá sản, kể cả sắp bắt đầu chưa hòa vốn đi chăng nữa thì VĂN HÓA nó cũng đã tồn tại rồi”***